Khoa Y dược cổ truyền Mã số: 268
Phiên bản:
Ban hành:
Cần xem lại:
THỦY CHÂM ĐIỀU TRỊ LIỆT HAI CHI DƯỚI

Người biên soạn Người xem xét Người phê duyệt
Chữ ký
Họ và tên Trần Đức Tấn Nguyễn Thị Thu Hương Dương Thanh
Chức vụ Nhân viên YDCT Phó khoa YDCT Giám đốc
Đang soạn

THỦY CHÂM ĐIỀU TRỊ LIỆT HAI CHI DƯỚI

Phân phối tài liệu
Ban Giám đốc
Khoa Y dược cổ truyền
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Quản lý chất lượng
1. ĐẠI CƯƠNG

- Theo Y học hiện đại liệt chi dưới do nhiều nguyên nhân gây tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại vi gây nên. Tuỳ theo vị trí, mức độ tổn thương trên lâm sàng
người bệnh người bệnh có giảm hoặc mất vận động hữu ý chi dưới, có hay không có teo cơ, rối loạn cơ tròn, rối loạn trương lực cơ.
- Theo Y học cổ truyền bệnh phạm vi chứng Nuy, Ma mộc do phong, thấp tà thừa cơ
tấu lý sơ hở xâm phạm vào các kinh mạch chi dưới gây bế tắc. Tỳ chủ cơ nhục, Tứ chi, Tỳ hư khí huyết hư vận hành kinh mạch tắc trở gây bệnh.

2. CHỈ ĐỊNH

- Bệnh lý thoái hoá đốt sống thắt lưng
- Viêm đa dây, đa rễ thần kinh, liệt sau zona
- Sau chấn thương cột sống
- Bệnh dây thần kinh do đái đường.
- Viêm màng nhện tuỷ, viêm tuỷ,
- Bệnh lý tổn thương tuỷ sống
- Sau mổ u tuỷ.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Liệt do các bệnh lý có chỉ định điều trị ngoại khoa
- Bệnh lý dây, rễ thần kinh giai đoạn cấp đang tiến triển
- Viêm nhiễm đặc hiệu (Phong, Lao, Giang mai, HIV)
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với các thuốc thuỷ châm. rối loạn đông máu chảy máu.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện
- Bác  được đào tạo về chuyên ngành Y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh..
4.2. Phương tiện
- Bơm tiêm vô khuẩn, loại 5 ml dùng riêng cho từng người.
- Thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp
- Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70º.
4.3. Người bệnh
- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tư thế người bệnh nằm nghiêng bên liệt ở phía trên

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Phác đồ huyệt
- Giáp tích L2 - S1 - Thứ liêu - Phong long
- Trật biên - Dương lăng tuyền - Thái khê
- Hoàn khiêu - Tam âm giao - Túc tam lý
- Ân môn - Thừa phù - Âm lăng tuyền
5.2. Thủ thuật
Bước 1: Lấy thuốc vào bơm tiêm
Bước 2: Thử test
Bước 3: Tiến hành thủy châm. Việc thủy châm vào huyệt vị phải nhẹ nhàng, dứt khoát
theo các thì như sau
- Thì 1 dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt, sau đó tiến kim qua da vùng huyệt
nhanh, dứt khoát vào đến huyệt, người bệnh thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim
châm (cảm giác đắc khí).
- Thì 2 từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt 1 - 2 ml thuốc.
- Thì 3 rút kim nhanh qua da, sát trùng vị trí tiêm.
5.3. Liệu trình điều trị
- Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2 - 3 huyệt.
- Một liệu trình điều trị từ 10 - 15 lần thuỷ châm, người bệnh nghỉ 10 ngày để điều trị
liệu trình tiếp theo.

6. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

Theo dõi tại chỗ và toàn thân.

7. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

- Vựng châm: người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt
nhạt. Xử trí: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ
tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.